ThienNgan10A6 / Lop-10A06-Nhom-08

0 stars 0 forks source link

Thảo luận tuần 4 #18

Open ThienNgan10A6 opened 2 years ago

ThienNgan10A6 commented 2 years ago

Tuần này nhóm mình sẽ làm 2 câu mà t đã nêu ở bên tuần 3 nha

ThienNgan10A6 commented 2 years ago

T sẽ chia bố cục với phân công phần viết văn Bạn nào có máy tính và biết làm word đẹp sẽ đánh máy và chỉnh sửa, xung phong trc để t biết nha

ThienNgan10A6 commented 2 years ago

Tuần này mình sẽ làm câu mùng 1 tết cha, mùng 2 tết mẹ, mùng 3 tết thầy: nói về truyền thống của ngày tết, còn tuần sau làm câu lá lành đùm lá rách: nói về nhân nghĩa của đồng vào ta trong ngày tết

ThienNgan10A6 commented 2 years ago

Mng thấy k thích hay có câu nào hay hơn thì nhắn tin đổi câu nha 31/3 mình hết hạn r đó :’))

DinhHieu15 commented 2 years ago

2 tuần làm 2 câu luôn hả

ThienNgan10A6 commented 2 years ago

Đúng r, tuần này làm câu thứ nhất Dàn ý là Giải thích (t nghĩ câu này nói về những truyền thống của ta trong ngày tết) Biểu hiện dẫn chứng (nêu ra ra những truyền thống như cúng ông bà, lì xì, đi chúc tết,...) Phê phán (...) Liên hệ bản thân

ThienNgan10A6 commented 2 years ago

Ai làm phần nào thì xí trc nha Bạn nào có máy tính thì đánh máy và trình bày nha, hoặc mình có thể làm chung phần đó.

ThienNgan10A6 commented 2 years ago

Đúng r, tuần này làm câu thứ nhất Dàn ý là Giải thích (t nghĩ câu này nói về những truyền thống của ta trong ngày tết) Biểu hiện dẫn chứng (nêu ra ra những truyền thống như cúng ông bà, lì xì, đi chúc tết,...) Ý nghĩa của những truyền thống đó Phê phán (...) Liên hệ bản thân

ngominhkhoa20 commented 2 years ago

“Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy” câu nói nhắc đến 3 nhân vật quan trọng nhất đối với mỗi con người đó là cha, mẹ và thầy cô giáo. không chỉ là lịch trình để mọi người đi lại, thăm hỏi nhau trong 3 ngày Tết mà nó còn là truyền thống “uống nước nhớ nguồn, “tôn sư trọng đạo” tốt đẹp của dân tộc ta Đồng thời gợi nhắc phong tục đẹp của dân tộc ta, đó là sự biết ơn, kính trọng đối với những người đã có công sinh thành, nuôi dưỡng và dạy dỗ mỗi chúng ta trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam.

Cha mẹ là những người đã sinh thành, nuôi dưỡng và dạy bảo chúng ta từ khi mới chào đời cho đến khi trưởng thành. Để nói lên công ơn của cha mẹ, ca dao xưa có câu “Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”. Cha mẹ chính là những người quan trọng nhất đối với cuộc đời mỗi con người.

Do vậy, theo quan niệm của ông cha ta, hai ngày quan trọng nhất trong năm (mùng 1 và mùng 2 Tết Nguyên đán) phải dành để “Tết cha”, “Tết mẹ”, thể hiện lòng hiếu thảo, kính trọng ông bà, cha mẹ hai bên nội ngoại. Đây là một nét đẹp trong truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta từ xưa đến nay.

Bên cạnh đó, người Việt cũng thường nhắc nhau “Không thầy đố mày làm nên” để nói về công lao dạy dỗ của các thầy, cô giáo trong cuộc đời mỗi con người. Với tinh thần “tôn sư trọng đạo”, người Việt luôn quan niệm “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” (một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy).

Vì vậy, sau 2 ngày đầu năm “Tết cha”, “Tết mẹ”, ngày mùng 3 Tết, mọi người thường rủ nhau đến chúc Tết thầy cô giáo để tỏ lòng biết ơn, kính trọng và ôn lại kỷ niệm xưa đối với những thầy cô giáo cũ.

ngominhkhoa20 commented 2 years ago

phần ý nghĩa nha

DinhHieu15 commented 2 years ago

Câu nói "Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy" không chỉ là lời nhắc nhở về thứ tự chúc Tết, thăm hỏi trong 3 ngày Tết mà nó còn là cách người Việt ta thể hiện truyền thống "uống nước nhớ nguồn", "tôn sư trọng đạo"

DinhHieu15 commented 2 years ago

này là giải thích