Open giahytran opened 2 years ago
11 ngày to go mng
t gửi mấy cái file trên phần code ấy, có ai thấy chưa ?
tụi t thấy rồi
t làm xong 1 bài nghị luận rồi đó, ae nghĩ thêm 2 bài nữa i
chỉ cần 1 bài trong đó có chứa 3 thành ngữ, tục ngữ hoặc văn thơ tự sáng tác
ê bây t nghĩ ra một câu này hợp cho nội dung chính của bài 9 tụi mình nè
“Của cho không bằng cách cho”
ok câu này có vẻ được á
m có phần nghị luận cho nó chưa bro
đây nè nó hơi dài á nha
Khi lì xì thì bố mẹ, người thân phải hỏi thăm, khen ngợi, động viên trẻ, sau đó mới tặng trẻ phong bao lì xì. Đứa trẻ sẽ hiểu việc lì xì là được tặng sự may mắn, an yên chứ không phải so bì "sức nặng" của hồng bao”. Vậy khi nhận được lì xì thì ta nên làm gì để thể hiện sự lễ phép, đúng mực với mọi người xung quanh: • Trước hết cần thể hiện sự lễ phép khi giao tiếp với người lớn. Câu chào, tiếng dạ, chữ thưa là đủ để thể hiện sự phải phép với người lớn trong dịp lễ Tết. • Chào hỏi người lớn, nói lời cảm ơn khi được lì xì, chúc Tết người lì xì mình, nhận lì xì bằng 2 tay.
ok hay á, Hy cho vào bài đi ông
@giahytran đây nha ông có gì làm file word rồi gửi nhaaa
Lì xì lộc là như nhau So chi nhiều ít để thêm càu nhàu? -Hồng Đức- Từ xưa tới nay, Tết là một dịp lễ lớn của dân tộc Việt Nam, là nơi để những đứa con ở xa về đoàn tụ cùng gia đình, là dịp để những người trong gia đình có thể chúc nhau những lời tốt đẹp nhất, cũng là dịp để người lớn lì xì trẻ con. Nhưng thật sự bây giờ lì xì đang bị hiểu sai bởi giới trẻ. Lì xì là một tên gọi của tục lệ người lớn hơn mừng tuổi trẻ em trong dịp Tết Nguyên đán ở các nước Á Đông, đó là lệ đặt tiền vào chiếc phong bì nhỏ có trang trí màu đỏ hoặc vàng son rực rỡ để mừng tuổi trẻ em. Ngày nay tục lì xì ngày Tết rất phổ biến ở những quốc gia châu Á như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản,... Ý nghĩa lì xì ngày Tết là cầu chúc may mắn, sức khỏe và tài lộc cho mọi người. Theo đó cả người nhận và người tặng phong bao đều nhận những điều tốt đẹp trong năm mới. Ý nghĩa của phong bao lì xì không nằm ở số tiền mừng mà quan trọng là ở thiện chí, ý nghĩa tốt đẹp của hành động. Tiền lì xì thường là những món tiền nhỏ, gồm cả tiền lẻ và tiền chẵn.
Chuyên gia tâm lý Lê Khanh (Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ phát triển hòa nhập Diệp Quang - An Giang) cho rằng, việc cân nhắc số tiền bao nhiêu, mục đích thế nào đã đi xa khỏi mục tiêu ban đầu của chuyện lì xì.
Với những đứa trẻ, số tiền trong bao thư chỉ mang ý nghĩa tượng trưng, chúng không để mình nhận được bao nhiêu tiền (nếu bố mẹ không gieo vào đầu trẻ khái niệm tiền nhiều – ít). Vậy nên, chính cách trao lì xì cho trẻ mới chính là "công đoạn" quan trọng nhất. "Nhiều người cho rằng lì xì nhiều có thể khiến trẻ em nhìn nhận sai về giá trị tiền bạc, lầm tưởng tiền là biểu tượng của yêu thương và sức mạnh, ai cho mình nhiều tiền thì yêu mình hơn. Tuy nhiên, bản chất tờ tiền không có lỗi, và việc lì xì 50 ngàn hay 500 ngàn là quyền của mỗi người, lỗi là ở cách cho và thái độ của người lớn. Của cho không bằng cách cho. Khi lì xì thì bố mẹ, người thân phải hỏi thăm, khen ngợi, động viên trẻ, sau đó mới tặng trẻ phong bao lì xì. Đứa trẻ sẽ hiểu việc lì xì là được tặng sự may mắn, an yên chứ không phải so bì "sức nặng" của hồng bao”
nội dung t làm nè
t gửi file trên phần Code ấy, có gì xem thử i
m dinh khi nao gui thay a
Nội dung bài làm • Sử dụng thành ngữ / tục ngữ / ca dao hay thơ tự sáng tác để bày tỏ quan điểm, nghị luận về cuộc sống xung quanh mà bản thân cảm nhận được • Số lượng thành ngữ / tục ngữ / ca dao và thơ cần sử dụng trong bài làm: 3 (đối với thơ tự sáng tác cần 2 câu trở lên). Ví dụ: 3 thành ngữ / tục ngữ / ca dao hoặc 3 bài thơ tự sáng tác hoặc đan xen thành ngữ / tục ngữ / ca dao và thơ tự sáng tác • Đối với TH1: Nội dung tự do tự chọn • Lưu ý được phép tham khảo tất cả nhưng cần tôn trọng bản quyền hay dẫn nguồn • Trang cuối cùng giải thích chỉ ra những kĩ thuật ứng dụng Word trong bài làm (insert screenshot để thầy chấm dễ thấy hơn) • Bài làm tối thiểu 4 trang trở lên • Hạn nộp: 31/3/2022