Nếu bạn quan tâm đến đầu tư cổ phiếu dài hạn và không có nhiều thời gian theo sát bảng điện, bạn cần có một cái nhìn dài hạn về cổ phiếu, theo đó vĩ mô và xu thế kinh doanh là rất quan trọng để chọn ngành rồi chọn cổ phiếu.
Ngay cả nếu bạn chủ yếu chú trọng vào mua bán theo xu thế, dựa nhiều vào chart, thì nắm bắt dòng tiền biến động đằng sau diễn biến chart sẽ giúp bạn thoát ra được một số bull và bear trap. Dòng tiền bị ảnh hưởng rất nhiều bởi tin vĩ mô như phát biểu của Fed, margin, v.v. là những thứ bị ảnh hưởng bởi phản ứng của chính sách với tin vĩ mô (chẳng hạn NHNN quyết định siết cho vay margin hay không nếu có tín hiệu vĩ mô là kinh tế overheat).
Vì sao vĩ mô quan trọng?
Vì nó quyết định dòng tiền sẽ di chuyển vào tài sản nào.
Chính phủ bơm tiền đầu tư hạ tầng xanh thì ngành nào sẽ được lợi?
Lãi suất cho vay đắt hay rẻ, sẽ ưu tiên cho vay lĩnh vực nào, sẽ quyết định sự bùng nổ của lĩnh vực đó, kéo theo doanh thu doanh nghiệp.
Nguyên vật liệu, sắt thép còn tăng nữa không, sẽ ảnh hưởng đến ngành nào.
Giá bắp tăng thì liên quan gì đến giá đầu vào các ngành năng lượng dựa trên nhiên liệu sinh học của Mỹ?
Tiền gửi tiết kiệm dư thừa thì ảnh hưởng gì đến chi phí vốn của ngân hàng, và quyết định mua trái phiếu lãi suất thấp của họ.
Tỷ giá biến động sẽ ảnh hưởng ra sao đến lợi nhuận các công ty? Công ty vay nợ bằng ngoại tệ và công ty xuất khẩu sẽ bị ảnh hưởng khác nhau ra sao?
Tóm lại, vĩ mô tác động đến cổ phiếu khá nhiều, nhất là về dòng tiền tín dụng và thanh khoản của thị trường tài chính. Ngoài ra chi tiêu chính phủ sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến doanh thu của nhiều công ty (đầu thầu dự án, vốn vay hỗ trợ, ưu đãi thuế cho một số lĩnh vực).
Xu hướng kinh doanh và công nghệ
Dịch bệnh sẽ ảnh hưởng đến ngành nào và khiến ngành nào lên ngôi?
Khi mở cửa trở lại nền kinh tế sau dịch thì ngành nào sẽ làm ăn tốt?
Công nghệ in 3D công nghiệp có thể sẽ tạo chấn động với ngành may mặc thế nào? Khi một nhà máy in 3D chỉ với 2 công nhân vận hành tại Mỹ có thể tạo ra một sản phẩm rẻ ngang với Bangladesh hiện nay thì tình hình sẽ ra sao?
Ứng dụng của dịch vụ AWS Proton mới ra sẽ làm thay đổi thế cạnh tranh của Amazon trong mảng dịch vụ đám mây (một trong những mảng tăng trưởng nhanh nhất của Amazon) so với đối thủ như thế nào?
Google tuyên bố có thể tạo ra AI có khả năng thiết kế floor của chip trong vài giờ trong khi người sẽ mất vài tháng thiết kế. Vậy nó ảnh hưởng đến ngành chip như thế nào?
Những xu thế kinh doanh này sẽ dần dần phản ánh vào trong báo cáo tài chính, sớm hay muộn. Các con số E, G trong PE, PEG, số liệu doanh thu, chi phí sẽ phản ánh những xu thế này, nhưng sẽ chậm hơn tốc độ bắt tin của một người nắm bắt được xu thế cái gì đang thịnh hành, cái gì đang sốt.
Bạn không đọc thấy những xu hướng này trong báo cáo tài chính, những con số PE, PEG, mà thấy được nó qua những bài bình luận về mô hình kinh doanh, về phân tích thật sự của một nhà báo, một analyst hay một dân trong nghề hiểu rõ cấu trúc chi phí và lợi thế của mô hình kinh doanh trong từng ngành. Tất nhiên, để hiểu được một nhà báo nào, analyst nào sắc sảo, am hiểu lĩnh vực của mình, bạn phải đọc nhiều.
Mình hưởng lợi lớn từ việc mua lượng lớn cổ phiếu MWG từ những năm 2015 trước khi bán rút lui khỏi VN vào 2017 vì lý do thuế sau khi ngồi nghe một dân trong nghề bán lẻ chỉ ra lợi thế của một cửa hàng MWG với đối thủ nằm ở đâu và vì sao anh ấy tin rằng rất khó để đối thủ cạnh tranh với MWG.
Đọc những thứ này như thế nào?
Trước tiên, cần có kiến thức cơ bản.
Có nhiều bạn tin vào những bình luận kiểu Mỹ xuất khẩu lạm phát đi thế giới, nên lạm phát Mỹ thấp ???!! Hãy đọc những sách kinh điển để có kiến thức cơ bản về kinh tế học trước để thấy cái ngô nghê của những bình luận kiểu như vậy.
Sách kinh tế học cơ bản có nhiều, mình (và lãnh đạo cao nhất trong nhà mình) có dịch một quyển của Paul Krugman, rất dễ đọc vì viết cho người mới nhập môn, nên mình recommend.
Đọc về xu hướng kinh doanh và công nghệ: đọc bất kỳ cái gì bạn có thể đọc được trên báo về mô hình kinh doanh của một công ty, nói chuyện với người làm trong ngành đó để hiểu ai đang dẫn đầu, lợi thế kinh doanh của công ty đó so với công ty khác trong ngành là gì. Và cần đọc thêm nhiều sách về mô hình kinh doanh của các công ty (không phải sách dạy làm giàu), để biết một ai đó “chém gió” về một mô hình kinh doanh mới là có khả thi không, rủi ro của nó là ở đâu.
Ví dụ những kiểu sách như vậy là Shoe Dog hay No Rules Rules, càng đọc nhiều càng tốt. Bớt đọc sách chỉ làm giàu lại, đọc sách về mô hình kinh doanh, chiến lược, đặc biệt là sách về thất bại/lừa đảo của công ty như Bad Blood.
Một trong những ví dụ là mình mua Netflix từ cách đây mấy năm để đón trước xu thế tăng người sử dụng trả tiền của nó từ dưới 50 triệu lên 200 triệu.
Mình cũng hưởng lợi từ việc mua và giữ cổ phiếu Microsoft với hơn 40% phần trong portfolio của mình từ sau khủng hoảng 2007 sau khi nói chuyện với một bạn kỹ sư senior của MSFT về những gì mà Microsoft đang làm và xu thế công nghệ.
Hôm nào rảnh mình sẽ viết về một portfolio cho người bận rộn chỉ cần nắm giữ 2-5 cổ phiếu mà vẫn có thể yên tâm không cần quá quan tâm đến thị trường biến động trong khi tỷ suất sinh lợi vẫn tốt và vẫn well diversified.
Nếu bạn thích nhận được những bài như vậy thì hãy đăng ký nhận bài ở đây nhé.
https://hoquoctuan.substack.com/p/au-tu-co-phieu-can-oc-hieu-vi-mo
Nếu bạn quan tâm đến đầu tư cổ phiếu dài hạn và không có nhiều thời gian theo sát bảng điện, bạn cần có một cái nhìn dài hạn về cổ phiếu, theo đó vĩ mô và xu thế kinh doanh là rất quan trọng để chọn ngành rồi chọn cổ phiếu.
Ngay cả nếu bạn chủ yếu chú trọng vào mua bán theo xu thế, dựa nhiều vào chart, thì nắm bắt dòng tiền biến động đằng sau diễn biến chart sẽ giúp bạn thoát ra được một số bull và bear trap. Dòng tiền bị ảnh hưởng rất nhiều bởi tin vĩ mô như phát biểu của Fed, margin, v.v. là những thứ bị ảnh hưởng bởi phản ứng của chính sách với tin vĩ mô (chẳng hạn NHNN quyết định siết cho vay margin hay không nếu có tín hiệu vĩ mô là kinh tế overheat).
Vì sao vĩ mô quan trọng?
Vì nó quyết định dòng tiền sẽ di chuyển vào tài sản nào.
Chính phủ bơm tiền đầu tư hạ tầng xanh thì ngành nào sẽ được lợi?
Lãi suất cho vay đắt hay rẻ, sẽ ưu tiên cho vay lĩnh vực nào, sẽ quyết định sự bùng nổ của lĩnh vực đó, kéo theo doanh thu doanh nghiệp.
Nguyên vật liệu, sắt thép còn tăng nữa không, sẽ ảnh hưởng đến ngành nào.
Giá bắp tăng thì liên quan gì đến giá đầu vào các ngành năng lượng dựa trên nhiên liệu sinh học của Mỹ?
Tiền gửi tiết kiệm dư thừa thì ảnh hưởng gì đến chi phí vốn của ngân hàng, và quyết định mua trái phiếu lãi suất thấp của họ.
Tỷ giá biến động sẽ ảnh hưởng ra sao đến lợi nhuận các công ty? Công ty vay nợ bằng ngoại tệ và công ty xuất khẩu sẽ bị ảnh hưởng khác nhau ra sao?
Tóm lại, vĩ mô tác động đến cổ phiếu khá nhiều, nhất là về dòng tiền tín dụng và thanh khoản của thị trường tài chính. Ngoài ra chi tiêu chính phủ sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến doanh thu của nhiều công ty (đầu thầu dự án, vốn vay hỗ trợ, ưu đãi thuế cho một số lĩnh vực).
Xu hướng kinh doanh và công nghệ
Dịch bệnh sẽ ảnh hưởng đến ngành nào và khiến ngành nào lên ngôi?
Khi mở cửa trở lại nền kinh tế sau dịch thì ngành nào sẽ làm ăn tốt?
Công nghệ in 3D công nghiệp có thể sẽ tạo chấn động với ngành may mặc thế nào? Khi một nhà máy in 3D chỉ với 2 công nhân vận hành tại Mỹ có thể tạo ra một sản phẩm rẻ ngang với Bangladesh hiện nay thì tình hình sẽ ra sao?
Ứng dụng của dịch vụ AWS Proton mới ra sẽ làm thay đổi thế cạnh tranh của Amazon trong mảng dịch vụ đám mây (một trong những mảng tăng trưởng nhanh nhất của Amazon) so với đối thủ như thế nào?
Google tuyên bố có thể tạo ra AI có khả năng thiết kế floor của chip trong vài giờ trong khi người sẽ mất vài tháng thiết kế. Vậy nó ảnh hưởng đến ngành chip như thế nào?
Những xu thế kinh doanh này sẽ dần dần phản ánh vào trong báo cáo tài chính, sớm hay muộn. Các con số E, G trong PE, PEG, số liệu doanh thu, chi phí sẽ phản ánh những xu thế này, nhưng sẽ chậm hơn tốc độ bắt tin của một người nắm bắt được xu thế cái gì đang thịnh hành, cái gì đang sốt.
Bạn không đọc thấy những xu hướng này trong báo cáo tài chính, những con số PE, PEG, mà thấy được nó qua những bài bình luận về mô hình kinh doanh, về phân tích thật sự của một nhà báo, một analyst hay một dân trong nghề hiểu rõ cấu trúc chi phí và lợi thế của mô hình kinh doanh trong từng ngành. Tất nhiên, để hiểu được một nhà báo nào, analyst nào sắc sảo, am hiểu lĩnh vực của mình, bạn phải đọc nhiều.
Mình hưởng lợi lớn từ việc mua lượng lớn cổ phiếu MWG từ những năm 2015 trước khi bán rút lui khỏi VN vào 2017 vì lý do thuế sau khi ngồi nghe một dân trong nghề bán lẻ chỉ ra lợi thế của một cửa hàng MWG với đối thủ nằm ở đâu và vì sao anh ấy tin rằng rất khó để đối thủ cạnh tranh với MWG.
Đọc những thứ này như thế nào?
Trước tiên, cần có kiến thức cơ bản.
Có nhiều bạn tin vào những bình luận kiểu Mỹ xuất khẩu lạm phát đi thế giới, nên lạm phát Mỹ thấp ???!! Hãy đọc những sách kinh điển để có kiến thức cơ bản về kinh tế học trước để thấy cái ngô nghê của những bình luận kiểu như vậy.
Sách kinh tế học cơ bản có nhiều, mình (và lãnh đạo cao nhất trong nhà mình) có dịch một quyển của Paul Krugman, rất dễ đọc vì viết cho người mới nhập môn, nên mình recommend.
Đọc về xu hướng kinh doanh và công nghệ: đọc bất kỳ cái gì bạn có thể đọc được trên báo về mô hình kinh doanh của một công ty, nói chuyện với người làm trong ngành đó để hiểu ai đang dẫn đầu, lợi thế kinh doanh của công ty đó so với công ty khác trong ngành là gì. Và cần đọc thêm nhiều sách về mô hình kinh doanh của các công ty (không phải sách dạy làm giàu), để biết một ai đó “chém gió” về một mô hình kinh doanh mới là có khả thi không, rủi ro của nó là ở đâu.
Ví dụ những kiểu sách như vậy là Shoe Dog hay No Rules Rules, càng đọc nhiều càng tốt. Bớt đọc sách chỉ làm giàu lại, đọc sách về mô hình kinh doanh, chiến lược, đặc biệt là sách về thất bại/lừa đảo của công ty như Bad Blood.
Một trong những ví dụ là mình mua Netflix từ cách đây mấy năm để đón trước xu thế tăng người sử dụng trả tiền của nó từ dưới 50 triệu lên 200 triệu.
Mình cũng hưởng lợi từ việc mua và giữ cổ phiếu Microsoft với hơn 40% phần trong portfolio của mình từ sau khủng hoảng 2007 sau khi nói chuyện với một bạn kỹ sư senior của MSFT về những gì mà Microsoft đang làm và xu thế công nghệ.
Hôm nào rảnh mình sẽ viết về một portfolio cho người bận rộn chỉ cần nắm giữ 2-5 cổ phiếu mà vẫn có thể yên tâm không cần quá quan tâm đến thị trường biến động trong khi tỷ suất sinh lợi vẫn tốt và vẫn well diversified.
Nếu bạn thích nhận được những bài như vậy thì hãy đăng ký nhận bài ở đây nhé.