Một tập đoàn công nghệ có tiếng là lương cao ở Hà Nội năm nào cũng tuyển cỡ 200 MT (Management Trainee, gọi là thực tập sinh quản trị, tức hạt giống lãnh đạo về sau). Các ứng viên đều có mọi kỹ năng tốt, đều vừa tốt nghiệp Đại Học, pass qua các vòng thi về IQ, toán, logic, tiếng Anh, ngoại ngữ 2, thể lực, hùng biện, vấn đáp...rồi sau đó vô công ty làm (vị trí thực tập quản trị, lương ngàn đô, cứ 3 tháng luân chuyển 1 bộ phận, sau 2 năm thì tổ chức thi lại, ai phù hợp phòng ban nào thì về phòng ban đó). Có người về nhà máy, có người đi chi nhánh công ty ở các tỉnh và nước ngoài, có người làm ở trụ sở chính....Và BOD (Board of Directors tức nhóm lãnh đạo) có để mắt vài nhân tố trẻ, thấy rất được thì cho thử thách, thường là về cơ sở ở chi nhánh tỉnh xa nào đó làm vài năm rồi rút về thành bộ não của tổng công ty. Team nhân sự quản lý nhóm MT này phải báo cáo liên tục về tính cách của các hạt giống trẻ, thấy có cái gì không ổn thì ngưng lại việc cơ cấu về sau (ví dụ tính nhút nhát, tự ti, tự ái, tham danh hoặc tham lợi, uỷ mị về tình cảm, tham vọng quyền lực quá mức, ích kỷ, thủ cho bản thân mình, thiếu sự rộng lượng, thiếu đức tin và sự son sắt,...).
Đại đa số đều là người có kỹ năng, có kiến thức, ham học hỏi, lao động nhiệt tình nhưng thiếu tố chất của người lãnh đạo, nên sau này thường bố trí làm chuyên viên, sau này là lên chức cuối cùng sẽ là cấp phó giám đốc, phụ trách chuyên môn. Chỉ có một nhóm nhỏ có tố chất mới mời vô học lãnh đạo tập sự. Một doanh nghiệp do người thiếu tố chất quản lý, công ty khó mà có sự đột phá.
Một trong những phép thử để xem tố chất của nhân sự là thông qua các buổi trà dư tửu hậu, hội hè. Đầu tiên phải là người giàu năng lượng, đêm hôm trước ăn uống nhảy múa vui vẻ tới khuya nhưng hôm sau mặt mũi vẫn tươi như hoa, đến làm việc hoàn toàn bình thường, không mặt mũi nhàu nhĩ thì mới là người làm việc tốt. Người ta ví năng lượng người thanh niên như một cục pin chất lượng, xài rất lâu mới hết, khi sạc thì lại đầy như mới. Người vậy mới đáng đầu tư.
Thứ 2 là tính cách. Người trẻ nào đó mà luôn có chữ NGẠI trong não thì thôi, không có tố chất. Họ luôn e ngại đám đông, kêu lên sân khấu thì đùn đẩy ngại ngùng, hoặc người ta mời ly bia ly rượu chỉ cụng môi nhấp tí (sợ không tốt cho sức khoẻ, nói tôi có nguyên tắc riêng),hoặc hàu sống cá hồi sống không dám ăn (vì chưa ăn bao giờ, ngại thử cái mới), rủ chơi cái gì cũng từ chối vì sợ, vì ngại... thì dù những cái này không thuộc về công việc, không bắt buộc, nhưng người ta thấy "chơi không vui", sống hay làm việc bên cạnh thấy "tụt mood, không có hứng khởi". Đầu óc bảo thủ, thủ cựu bài tân thì chưa nói đúng - sai, nhưng chắc chắn là không phù hợp làm lãnh đạo. Kinh doanh ngày nay rất khốc liệt và biến hoá khôn lường, đang làm ăn thế này sáng hôm sau ngủ dậy đã khác, não người bảo thủ sẽ không theo kịp mà ứng phó. Người "chơi tới bến, chịu bỏ cái cũ" hay "chịu làm chịu chơi, nghĩ lớn và rộng lượng, gan dạ và dũng cảm" rất hiếm trong xã hội. Người cá tính mạnh rất thú vị, chỉ có họ mới có thể thay đổi được dòng chảy lịch sử loài người. Những dân tộc hệ khai phá luôn phát triển kinh tế và văn hoá mạnh hơn những dân tộc khác. Trong thương trường ngày nay, "máu đi", "máu mạo hiểm" sẽ giúp các DN này mở rộng thị phần rất nhanh, như ngày xưa mở rộng giang sơn lãnh thổ vậy.
Lý Quang Diệu từng nói, "tôi không muốn trò chuyện với người không có tố chất hay tư chất, tôi cảm thấy tiếc thời gian khi nói chuyện với họ". Và khi đối diện với sự chỉ trích, ông nói với trợ lý "chỉ khi đóng nắp quan tài tôi, thì mới phán xét đúng sai công tội. Ai làm cũng có sai, người không sai là người hèn nhát vì không dám làm gì. Tôi không đọc bình luận ý kiến của họ, như mấy con kiến trên bức tranh treo tường. Nó đứng chỗ màu đen thì nói đen, con đứng chỗ màu đỏ thì nói đỏ. Mà con nào cũng khẳng định là mình đúng hết, không việc gì phải để ý và tranh luận với từng cá nhân đó. Quỹ thời gian đời người tôi không còn nhiều, xin đừng đưa những người tầm thường tới gặp tôi nữa!".
Một tập đoàn công nghệ có tiếng là lương cao ở Hà Nội năm nào cũng tuyển cỡ 200 MT (Management Trainee, gọi là thực tập sinh quản trị, tức hạt giống lãnh đạo về sau). Các ứng viên đều có mọi kỹ năng tốt, đều vừa tốt nghiệp Đại Học, pass qua các vòng thi về IQ, toán, logic, tiếng Anh, ngoại ngữ 2, thể lực, hùng biện, vấn đáp...rồi sau đó vô công ty làm (vị trí thực tập quản trị, lương ngàn đô, cứ 3 tháng luân chuyển 1 bộ phận, sau 2 năm thì tổ chức thi lại, ai phù hợp phòng ban nào thì về phòng ban đó). Có người về nhà máy, có người đi chi nhánh công ty ở các tỉnh và nước ngoài, có người làm ở trụ sở chính....Và BOD (Board of Directors tức nhóm lãnh đạo) có để mắt vài nhân tố trẻ, thấy rất được thì cho thử thách, thường là về cơ sở ở chi nhánh tỉnh xa nào đó làm vài năm rồi rút về thành bộ não của tổng công ty. Team nhân sự quản lý nhóm MT này phải báo cáo liên tục về tính cách của các hạt giống trẻ, thấy có cái gì không ổn thì ngưng lại việc cơ cấu về sau (ví dụ tính nhút nhát, tự ti, tự ái, tham danh hoặc tham lợi, uỷ mị về tình cảm, tham vọng quyền lực quá mức, ích kỷ, thủ cho bản thân mình, thiếu sự rộng lượng, thiếu đức tin và sự son sắt,...).
Đại đa số đều là người có kỹ năng, có kiến thức, ham học hỏi, lao động nhiệt tình nhưng thiếu tố chất của người lãnh đạo, nên sau này thường bố trí làm chuyên viên, sau này là lên chức cuối cùng sẽ là cấp phó giám đốc, phụ trách chuyên môn. Chỉ có một nhóm nhỏ có tố chất mới mời vô học lãnh đạo tập sự. Một doanh nghiệp do người thiếu tố chất quản lý, công ty khó mà có sự đột phá.
Một trong những phép thử để xem tố chất của nhân sự là thông qua các buổi trà dư tửu hậu, hội hè. Đầu tiên phải là người giàu năng lượng, đêm hôm trước ăn uống nhảy múa vui vẻ tới khuya nhưng hôm sau mặt mũi vẫn tươi như hoa, đến làm việc hoàn toàn bình thường, không mặt mũi nhàu nhĩ thì mới là người làm việc tốt. Người ta ví năng lượng người thanh niên như một cục pin chất lượng, xài rất lâu mới hết, khi sạc thì lại đầy như mới. Người vậy mới đáng đầu tư.
Thứ 2 là tính cách. Người trẻ nào đó mà luôn có chữ NGẠI trong não thì thôi, không có tố chất. Họ luôn e ngại đám đông, kêu lên sân khấu thì đùn đẩy ngại ngùng, hoặc người ta mời ly bia ly rượu chỉ cụng môi nhấp tí (sợ không tốt cho sức khoẻ, nói tôi có nguyên tắc riêng),hoặc hàu sống cá hồi sống không dám ăn (vì chưa ăn bao giờ, ngại thử cái mới), rủ chơi cái gì cũng từ chối vì sợ, vì ngại... thì dù những cái này không thuộc về công việc, không bắt buộc, nhưng người ta thấy "chơi không vui", sống hay làm việc bên cạnh thấy "tụt mood, không có hứng khởi". Đầu óc bảo thủ, thủ cựu bài tân thì chưa nói đúng - sai, nhưng chắc chắn là không phù hợp làm lãnh đạo. Kinh doanh ngày nay rất khốc liệt và biến hoá khôn lường, đang làm ăn thế này sáng hôm sau ngủ dậy đã khác, não người bảo thủ sẽ không theo kịp mà ứng phó. Người "chơi tới bến, chịu bỏ cái cũ" hay "chịu làm chịu chơi, nghĩ lớn và rộng lượng, gan dạ và dũng cảm" rất hiếm trong xã hội. Người cá tính mạnh rất thú vị, chỉ có họ mới có thể thay đổi được dòng chảy lịch sử loài người. Những dân tộc hệ khai phá luôn phát triển kinh tế và văn hoá mạnh hơn những dân tộc khác. Trong thương trường ngày nay, "máu đi", "máu mạo hiểm" sẽ giúp các DN này mở rộng thị phần rất nhanh, như ngày xưa mở rộng giang sơn lãnh thổ vậy.
Lý Quang Diệu từng nói, "tôi không muốn trò chuyện với người không có tố chất hay tư chất, tôi cảm thấy tiếc thời gian khi nói chuyện với họ". Và khi đối diện với sự chỉ trích, ông nói với trợ lý "chỉ khi đóng nắp quan tài tôi, thì mới phán xét đúng sai công tội. Ai làm cũng có sai, người không sai là người hèn nhát vì không dám làm gì. Tôi không đọc bình luận ý kiến của họ, như mấy con kiến trên bức tranh treo tường. Nó đứng chỗ màu đen thì nói đen, con đứng chỗ màu đỏ thì nói đỏ. Mà con nào cũng khẳng định là mình đúng hết, không việc gì phải để ý và tranh luận với từng cá nhân đó. Quỹ thời gian đời người tôi không còn nhiều, xin đừng đưa những người tầm thường tới gặp tôi nữa!".