Open trthann opened 2 years ago
T thấy có câu này hay nè "Hay học thì sang, hay làm thì có." -->Đại ý của câu này là Chăm học thì. làm nên quan sang, chăm làm thì trở nên giàu có. Khuyên người ta nên chăm chỉ.
cũm được
còn mấy pạn khác hì sao nè
t thấy câu này cũng được nè "Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi."
@duyanhthptphunhuan @ThaiDungthaythayHiendeptrailamhihi
@duyanhthptphunhuan @ThaiDungthaythayHiendeptrailamhihi
T thấy câu An nhiều cái để làm á kiểu nhiều vế làm cho bài mình nó dài áhh, phân chia nvu cũng dễ hơn nữa
@PhuongNgannLe @YDinhC06 z chốt cái nào áaa
nay cố gắng chốt r phân cho xoq lun nha mng
t thấy ý kiến của Dũng ok áaa
theo an thì an chia ra z nè
ai thấy cần bổ sung gì thì nhắn thêm nka
mng chọn r làm có gì tui đánh word nka thì cái số 6 ai cũm phải làm một người chọn 1,2 một người chọn 7,8 còn lại thì mỗi người mỗi số 3,4,5
có gì làm đánh số zo cho an bít zới nka
an chọn 1,2 nka mng 😘
Tui chọn 3 nhaa
@PhuongNgannLe @ThaiDungthaythayHiendeptrailamhihi @duyanhthptphunhuan chọn đi ạaaa số 6 là ai cũn phãi làm nho
t làm số 5 nha
Phần 3 Theo quan niệm của ông bà ta, "cha" là đại diện của "họ hàng bên nội". Do đó, "mùng 1 Tết cha" có nghĩa là sáng ngày mồng 1 Tết, vợ chồng con cái, anh em ruột thịt sẽ tập trung bên nội để cúng bái gia tiên và chúc Tết ông bà, cha mẹ để tỏ lòng thành kính. Tuy nhiên, ngày nay nhiều gia đình đã gộp chung 2 ngày đầu năm là để chúc Tết cả 2 bên nội ngoại.
Phần 6 Ngày Tết mình qua nhà nội và nhà ngoại chúc Tết, dành tặng cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất, mong muốn mọi người có nhiều sức khỏe trong năm mới, nhận lì xì và chơi lô tô cùng họ hàng. Sang đến ngày mùng 3 Tết Thầy mình gửi tin nhắn chúc mừng cho các Thầy Cô giáo, bày tỏ lòng sự kính trọng với họ.
Thấy cần sửa hay thêm ý thì nói nha.
t số 4 nha
Phần 4 Theo quan niệm xưa của ông bà ta, "mẹ" là đại diện của họ hàng bên ngoại, mùng 2 Tết thường sẽ tập trung qua nhà ngoại để chúc tết, nơi chúng ta bày tỏ lòng biết ơn đến công sinh thành, nuôi dưỡng của ông bà, cha mẹ Phần 6 Vì khoảng cách địa lí nên mình thường chúc tết nhà nội ngoại qua những tin nhắn, mong muốn cho những người thân của mình có nhiều sức khỏe, vạn sự như ý. Vào mùng 3 Tết mình hay gửi đến thầy cô giáo những lời chúc tốt đẹp nhất, mong các thầy cô có nhiều sức khỏe để tiếp tục dẫn dắt những mầm non tương lai của đất nước
làm dài dài như văn nghị luận á mng
lên tham khảo chỗ link an gửi nha
có thể liên hệ trái ngược như phán ánh thực tiễn hiện nay
Phản đề
Sau một năm làm việc bận rộn, Tết chính là khoảng thời gian gia đình tụ họp, kể cho nhau nghe những câu chuyện đầu năm, chúc một năm mới nhiều sức khỏe, an khang thịnh vượng. Thế nhưng một bộ phận giới trẻ hiện nay lại thờ ơ, vô tâm trước những truyền thống của dân tộc. Họ bỏ quên việc thăm hỏi, chúc sức khoẻ họ hàng chỉ mải mê vào điện thoại hay việc cá nhân. Việc chuyển động và thêm thắt, buông bỏ những phong tục hoặc thói quen truyền thống cũng là chuyện đôi khi/nhiều khi xảy ra trong sự phát triển xã hội Việt Nam hiện đại. Vấn đề cần thiết hiện nay là phải trang bị cho những người trẻ một phương pháp tư duy chính xác để có thể giúp họ vừa giữ gìn và bảo vệ những nét đẹp của phong tục, văn hóa dân tộc. Như cách ứng xử đẹp với ông bà, cha mẹ trong việc thực hiện những nghi lễ truyền thống trong lễ Tết, lễ hội và biết tiếp thu những phong tục văn hóa tốt đẹp của thế giới.
an thấy câu mình chọn nó bị ít ý để nghĩ qá nên chọn câu khác nka
![Uploading 11A0AF43-8237-49E2-936B-342A21E32CE0.jpeg…]()
T thấy có câu đó thuộc chủ đề gia đình á
![Uploading 2621A871-2CD4-4495-BFBE-2819AA55288F.jpeg…]()
1/ mb 2/ gthich câu trên nma kiểu dựa vào văn mẫu với theo ý nghĩa của mình ( liên hệ thêm truyện cổ tích ) 3/ gthich câu dưới nma.... 4/ nhận thức hành động (khách quan của mng) 5/ phê phán liên hệ những câu khác để làm rõ và thực tiễn 6/ ý nghĩa của câu nói 7/ hành động của bản thân 8/ kb
số 1 số 8 là 1 người làm (an) số 2 số 3 mỗi cái 1 người (?) số 4 1 người số 5 1 người số 6,7 ai cũm làm
chọn đi nka
T làm số 4 nhee
Z mình lấy số 5 nhe
t làm số 3 ha
z @PhuongNgannLe số 2 nka
coá gì làm r tối mai gửi zô đây nho
mng vừa chơi tết vừa làm cho thêm rộn ràng nka 😭
Phần 4 Bản thân mỗi người phải luôn hướng về nguồn cội. Sự biết ơn, kính trọng không chỉ qua lời nói mà phải qua hành động cụ thể. Lòng tôn kính, sự biết ơn không thể thiếu trong mỗi con người, đặc biệt là thế hệ trẻ ngày nay. Chúng ta luôn phải trau dồi, rèn luyện, phấn đấu những phẩm chất cao quý đó. Chúng ta cần phải biết ơn những người đã có công dẫn dắt ta trong cuộc sống, nâng đỡ ta như cha mẹ và bên cạnh đó là những thầy cô đã chỉ bảo ta. Bài học đó sẽ mãi là một kinh nghiệm sống ẩn chứa trong hai câu tục ngữ trên và nó có ý nghĩa rất lớn đối với cuộc sống này.
Phần 6 Câu ca dao gợi cho ta nhớ về quê hương của mình, nơi mình sinh ra và lớn lên. Đó cũng chính là biết sống ân nghĩa mặn mà, thuỷ chung sâu sắc giữa con người với con người. Lòng biết ơn đối với người đã giúp đỡ mình đó chính là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ xưa tới nay. Tất cả những gì chúng ta đang hưởng thụ hiện tại không phải tự dưng mà có, đó chính là công sức của biết bao lớp người. Từ đó nhắc nhở ta phải luôn biết ơn, kính trong người đã giúp đỡ mình từ những việc nhỏ nhặt nhất.
Phần 7 Bản thân em là một học sinh để bày tỏ lòng biết ơn của mình, em sẽ chăm chỉ học tập, tích cực rèn luyện, đóng góp vào các công việc có ích cho cộng đồng. Bên cạnh đó là tham gia những hoạt đồng giữ gìn truyền thống của tổ tiên, dân tộc, các hoạt động đền ơn đáp nghĩa. Lan tỏa, tuyên dương ca ngợi những tấm gương tốt, hành động tốt. Và chúng ta cần tránh xa các lối sống tiêu cực “Ăn cháo đá bát, qua cầu rút ván”
omg quá tuyệt ạ nếu bạn rảnh hì k thêm hình bà sáng tác thơ cũm được nka 😘
Phần 5 : Mặc dù sự yêu thương gia đình nhìn như vẫn luôn hiện hữu trước mắt chúng ta như thế, nhưng đáng buồn rằng bên cạnh đó vẫn còn có những con người không biết coi trọng gia đình, người thân của mình, thậm chí còn làm những chuyện trái luân thường đạo lí với những bậc bề trên, những đấng sinh thành. Hằng năm, hay thậm chí là hằng tháng, hằng ngày, không ít lần ta bắt gặp những bài báo nói về việc con cái có những hành động bất kính với cha mẹ như chửi bới, bỏ đói mẹ già, thậm chí còn đánh đập cả chính người đã sinh ra mình. Đúng thật như thế, ông bà ta từ xưa cũng có câu :" Mẹ nuôi con biển hồ lai láng/ Con nuôi cha mẹ tính tháng tính ngày". Ngoài ra, một sự việc mới đây cũng đã khiến mọi người bàn tán xôn xao khi một cháu nhỏ đã thẳng tay xé rách tiền và bao lì xì ngay trước mặt người bác của mình chỉ vì số tiền lì xì cháu có được là 20 nghìn đồng - một số tiền có vẻ không được như kì vọng của cô bé. Thật đáng bất ngờ, ở dưới phần bình luận vẫn có một số thanh niên đứng ra bênh vực cho cô bé và bảo rằng do người bác lì xì quá ít và cô làm vậy là đúng mà không hề lưu tâm đến đây chính là một sự vô lễ và xúc phạm nặng nề đến bề trên, đồng thời còn phản ánh cách dạy con sai lầm nghiêm trọng của chính phụ huynh cô bé. Phải chăng đồng tiền đã trở thành thước đo cho tình thân gia đình, cho cả cách ứng xử giữa con người với nhau trong xã hội ? Hay vào năm 2019-2020 nổi lên trào lưu của một tổ chức giáo phái không hợp pháp có tên là " Hội thánh Đức Chúa Trời ", tổ chức này dụ dỗ những con người mụ muội, mê tín, dị đoan phỉ báng gia đình, tổ tiên, đập phá cả bàn thờ tổ tông của nhà mình, phỉ nhổ, sỉ nhục cả một dòng họ của bản thân một cách mù quáng, không kiểm soát được cả hành vi. Họ coi những đấng sinh thành, những bậc bề trên như cỏ rác kẻ thù không đội trời chung dù cho có " Máu chảy, ruột mềm ". Không những thế, những việc làm không đúng, không giữ gìn hạnh phúc gia đình không chỉ bắt nguồn từ những người trẻ, mà còn đến từ cả những đấng sinh thành vô trách nhiệm với những sinh linh mình tạo ra hay chính tay nuôi dưỡng, chẳng hạn như vụ việc của bé gái V.A. tám tuổi bị "mẹ kế" hành hạ, đánh đập đến chết, mà thật bất ngờ thay chính cha cô bé cũng là nghi can trong vụ việc này, hay có những cha mẹ ruột cũng thẳng tay vứt bỏ con mình vừa mới đẻ ở xó rác, đánh đập cả chính con ruột do bản thân sinh ra. Thử hỏi những con người này còn nhân tính hay không, "hổ dữ không ăn thịt con" thế nhưng những con người này đành tâm đối xử với con của mình một cách tàn độc như vậy thì còn mặt mũi nào mà nhìn mặt tổ tiên, xã hội nữa chứ ? Những người làm cha làm mẹ mà vô trách nhiệm như vậy thì làm sao để giáo dục con cái của mình hiếu kính lại với mình, với ông bà, tổ tiên, những đứa trẻ rồi sẽ trở thành những con người lúc nào cũng mang trong mình nỗi căm hận hay tâm trạng thất vọng khi nghe về hai chữ "gia đình" ?Tóm lại, những hành động bất kính, trái đạo đức với tổ tiên, cha mẹ hay những cách nuôi dạy con cái không đúng chuẩn mực đều đáng bị lên án, bị đẩy lùi, cần được xóa bỏ hoàn toàn khỏi xã hội của chúng ta ngày nay để xây dựng một xã hội văn minh, ưu tú. Phần 6 : Câu nói trên muốn cho chúng ta thấy được tầm vóc quan trọng của gia đình đối với mỗi con người, đồng thời cũng răn dạy ta nên biết yêu thương, quý mến, trân trọng gia đình hiện tại của bản thân. Vì chỉ khi có gia đình, tổ tiên,ta mới có một chỗ dựa vững chắc cho bản thân về vật chất lẫn cả tinh thần. Nếu không thì ta có thể trở thành những con người không những không cống hiến mà còn làm cho xã hội ngày càng xấu đi, trở nên ngày càng tàn bạo, vô phép. Phần 7 : Để thực hiện đúng theo thông điệp đầy nghĩa sâu sắc và nhân văn mà câu ca dao để lại, tôi, thế hệ đại diện cho những cánh chim chắp cánh bay xa sẽ luôn chăm chỉ học tập thật tốt, thứ nhất là để không phụ lòng cha mẹ đã hao tổn ít nhiều tâm tư, nước mắt để nuôi tôi ăn học, thứ hai là để có thể tìm hiểu những điều luật về hôn nhân và gia đình, hiểu biết, đồng cảm, thấu hiểu về những khó khăn mà mọi người trải qua để góp phần giúp họ cũng như chính gia đình của tôi xây dựng một cuộc sống yên bình, hạnh phúc giữa các thành viên với nhau. Ngoài ra, tôi sẽ tham gia vào các hoạt động từ thiện để giúp những số phận không có đủ điều kiện được đấng sinh thành che chở, hay đau buồn hơn là không thể nhận ra nguồn cội của mình đang lưu lạc nơi nào để từ đó, họ vẫn sẽ có được một "gia đình" thật hạnh phúc trong nơi mái ấm tình thương, để những trẻ em cơ nhỡ đó vẫn có thể có được một cuộc sống vật chất không thiếu thốn và có một tuổi thơ thật tươi đẹp và trở thành một công dân đóng góp thật tốt cho xã hội. Bên cạnh đó, tôi mong chúng ta vẫn sẽ luôn giữ gìn tốt những truyền thống tốt đẹp mà ông cha ta để lại dù cho chúng ta có tiếp thu bao nhiêu nền văn hóa khác đi chăng nữa thì ta vẫn sẽ luôn biết chọn lọc một cách sáng suốt và đặc biệt ta phải chung tay loại bỏ những phong tục, những suy nghĩ cổ hủ, lỗi thời để một phần gắn bó tình cảm gia đình, từ đó phát triển đất nước ngày càng tiên tiến, mạnh mẽ hơn. Cuối cùng, với những việc làm sai trái, bất kính với bề trên, "ăn cháo đá bát", phỉ báng, làm lu mờ những tinh túy tốt đẹp của ông cha ta để lại thì ta không chỉ cần phải tránh xa mà còn phải bài trừ, lên án một cách mạnh mẽ và quyết liệt.
Theo tui thấy thì mình đảo phần 5 với phần 6 lại á thì nó hợp lí hơn
oke lun ạ
1/ mb Dựa trên thực tiễn hiện nay ta có thể thấy những câu ca dao tục ngữ của ông cha luôn được đề cao, chúng vừa ngắn ngọc súc tích lại nhiều thông điệp. Con người ta luôn sống đề cap tình cảm gia đình cũng như tôn cao nguồn gốc cội nguồn vốn có. Thế nên mới có câu ca dao "Con người có cố có ông - Như cây có cội như sông có nguồn". Đó là một biểu hiện thể hiện tình thương ruột thịt và lý tưởng sống biết ơn cội nguồn vô cùng cần thiết cho nhịp sống hiện nay
6/ ý nghĩa câu ca dao đầu ý nghĩa làm tôn lên đữ tính cao đẹp của dân tộc Việt Nam được truyền bá từ xa xưa. Không chỉ vậy ca dao còn lại một sự gắn kết vô hình giữa tổ tiên với con cháu đời sau làm rạng danh dòng tộc, có ích cho đất nước. Lối sống biết tôn trọng những gì người trước đã làm ra như câu " Ướng nước nhớ nguồn" như thế mới có thể trưởng thành và giúp ích cho đời được. Bên cạnh đó, câu ca dao đó như "đòn bẩy" giúp ta phấn đấu và tiến bộ hơn qua từng thế hệ.
7/ nhận thức hành động Bản thân em còn nhỏ nhưng đã được lắng nghe và thông hiểu được câu ca dao. Thế nên, em đã có những nhận thức "đúng người đúng thời điểm". Chẳng hẹn như dịp Tết nay, nhà em là nhà thờ ông bà, em đã rước ông bà về và chuản bị bữa đủ, đi tảo mộ, đi chúc Tết ông bà trong nhà và làng xóm,... Và để thể hiện đúng đắn điều mà ca dao đã truyền tải ta cần sống yêu thương, tôn trọng với đấng sinh thành của mình, họ đã quá vất vả nên dù còn nhỏ ta cũng cần quan tâm hỏi han vì chỉ những câu hỏi nhỏ ấy cũng đủ làm cha mẹ vui cả ngày. Và thật đáng buồn thay nếu ai đó không nhớ về cội nguồn, không biết nơi mình sinh ra, không biết người thân mình là ai thì thật lạc lõng làm sao. Thế nên, hãy luôn giữ gìn tốt những bài học sâu sắc của cha ồn ta và rất đáng chú ý những hành động "ăn cháo đá bát", gây hoạ cho gia tộc hay chê bai những tinh hoa của đất nước.
8/kb Tóm lại câu ca dao vô cùng súc tích nhưng đầy sâu sắc, cũng truyền tải được thông điệp cho nhiều người, cũng như một hồi chuông thức tỉnh cho những con người đáng phê phán. Câu ca dao đã phản ánh một cách chân thực nhất những gì vốn có cứ xoay vòng nhưng ta không nhận ra. Thế nên bất kì câu ca dao nào cũng có nghĩa và đáng được lưu truyền mãi mãi
các tình yêu nếu đam mê thì sáng tác thơ nhé 🥰
Phần 2 3 "Con người có tổ, có tông", "cây có cội", "sông có nguồn" là những cụm từ để giúp ta hiểu thêm về cội nguồn. Nhờ có gốc bền rễ sâu mà cành lá mới xanh tươi, đơm hoa kết trái. Nhờ có nguồn mà nước ở sông không bao giờ cạn. Con người cũng vậy, phải có tổ tiên, ông bà, cha mẹ thì mới có được chúng ta như ngày hôm nay. Bài ca dao như muốn truyền đến thế hệ sau này về lòng biết ơn và ghi nhớ đối với tổ tiên, ông bà, không được vong ơn bội nghĩa, nhắc nhở mỗi con người phải luôn nhớ về cội nguồn, gốc tích của mình. Những lòng biết ơn, kính trọng không phải chỉ là lời nói mà còn cần hành động để có thể thể hiện được hết ân nghĩa của ta, câu tục ngữ trên giúp ta hiểu được về đạo lí làm người. Lòng tôn kính, sự biết ơn không thể thiếu trong mỗi con người, đặc biệt là thế hệ trẻ ngày nay. "Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" đều là những câu ca dao muốn truyền đạt đến thế hệ sau này về lòng biết ơn tới cội nguồn như một đức tính đẹp cần duy trì và phát huy
Phần 6 Bài ca dao khiến ta hiểu được về tầm quan trọng của gia đình đối với mỗi người, cho ta thấy dù bên ngoài xã hội có như thế nào thì gia đình vẫn luôn là nơi ta có thể dựa dẫm vào những khi mệt mỏi nhất. Qua đó, ta thấy đc bài ca dao đã giúp chta hiểu ra giá trị của cuộc sống là có được gia đình để về và mong ta sẽ trân trọng, biết ơn giá trị đó.
Phần 7 Bản thân em là một học sinh em sẽ học tập thật tốt, cố gắng rèn luyện chăm chỉ, học hỏi thêm những điều chưa hoàn thiện ở bản thân để tỏ lòng biết ơn của mình. Vào những mùa tết, em sẽ cùng ba mẹ về thắm hương cho ông bà, tổ tiên, đi tảo mộ, giúp đỡ cha mẹ việc nhà và đi chúc tết họ hàng. Đồng thời em sẽ tuyên dương, ủng hộ những hành động, lời nói thể hiện lòng biết ơn đối với ông bà, tổ tiên.
thấy thiếu gì bổ sung nha mng
Phần 6: Có thể nói bài ca dao này là dòng suối mát lành ru hàng triệu thế hệ người Việt đắm chìm trong những bài học đạo lý và những kinh nghiệm được truyền tụng của ông cha. Bài ca dao nói lên mối quan hệ thân thiết, gắn bó đầy tình nghĩa trong đại gia đình. Đó là mối quan hệ giữa con cháu đối với tổ tiên, ông bà, là mối quan hệ ruột thịt, tình thân. Những thế hệ đi trước đã đem đến cho thế hệ hôm nay một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Bởi vậy mà bài ca dao cũng là lời nhắc nhở con cháu phải ghi nhớ công ơn của họ. Chúng ta phải sống sao cho xứng đáng với những điều mà các bậc tiền nhân để lại. Bài học về sự thủy chung, tình nghĩa và biết ơn cội nguồn gia tộc từ đó mà thấm thía đến muôn đời. Phần 7: Đối với tuổi học sinh, chúng em sẽ tích cực học tập và rèn luyện, tu dưỡng bản thân, chăm ngoan, nghe lời dạy bảo của cha mẹ, thầy cô để là con ngoan trò giỏi và sau này khi trưởng thành sẽ là người công dân tốt, có ích cho xã hội. Luôn biết ơn ông bà, cha mẹ, tổ tiên đã cho ta cuộc sống như ngày nay. Mỗi người chỉ có một cội nguồn, vì vậy mà chúng ta phải biết trân trọng, yêu quý tình cảm của gia đình, quê hương, bên cạnh đó cần phát huy những giá trị đẹp đẽ của quê hương, gia đình bới đó chính là cội nguồn yêu thương của mỗi con người. Nguồn cội của mỗi con người là gia đình và quê hương, rộng hơn nữa đó không chỉ là nơi ta sinh ra và lớn lên, mà đó còn là Tổ quốc. Chúng ta phải luôn biết yêu quý, trân trọng để giúp cội nguồn ấy đẹp hơn trong mắt ta cũng như trong mắt mọi người.
g t thấy cũn ổn r thì mình làm thêm thơ i mng 🥺
mng đọc kĩ để hiểu zà làm bài nka !